CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

KIẾN THỨC THÍNH HỌC TỔNG QUÁT

Có nhiều yếu tố tác động có thể gây mất thính lực. Phổ biến nhất bao gồm lão hóa tuổi tác; ngoài ra, còn các nguyên nhân như tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn liên tục, nhiễm trùng tai, chấn thương tai hoặc đầu, di truyền, dị tật bẩm sinh, ung thư và các khối u, xơ cứng tai, bệnh Meniere (xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội mô) và phản ứng phụ với một số thuốc.

Giao tiếp hàng ngày ở người mất thính lực gặp nhiều trở ngại, gây ra các cảm xúc thất vọng, dễ giận dữ hoặc bối rối khi phải nỗ lực để nghe và hiểu người khác.

Thậm chí họ có thể dần đánh mất sự tự tin, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm và mất trí nhớ. Khi thiếu vắng âm thanh trong thời gian dài, cơ quan thính giác cũng suy thoái dần, khiến não cũng dần mất khả năng hiểu và xử lý âm thanh.

Máy trợ thính được thiết kế để cải thiện khả năng nghe của bạn, góp phần điều chỉnh âm thanh trong nhiều môi trường khác nhau, giúp người sử dụng nghe dễ dàng và hiểu tốt hơn. Bộ não được tiếp nhận âm thanh liên tục, sẽ giúp giảm trầm cảm và mất trí nhớ. 

Trên thực tế, không máy trợ thính nào có thể giúp phục hồi hoàn toàn khả năng nghe bình thường như trước, nhưng đã có những tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây giúp máy trợ thính hoạt động tốt trong hầu hết các tình huống (như môi trường ồn ào, nhiều gió...)

Khoảng thời gian cần thiết để làm quen với máy trợ thính phụ thuộc vào mức độ thích nghi với tình trạng mất thính lực. Nghiên cứu cho thấy, mọi người có thể thích nghi máy trợ thính trong vòng 30 ngày nếu sử dụng thường xuyên (dùng 4-8 tiếng/ngày).

Bạn càng trì hoãn lâu, não của bạn càng mất nhiều thời gian để hiểu được những âm thanh mới. Điều quan trọng là phải đeo máy trợ thính thường xuyên để bạn có thể thích nghi nhanh hơn và hoàn thiện hơn.

Bạn có thể đã bắt gặp những máy khuếch đại âm thanh rẻ tiền (chủ yếu từ Châu Á) khi đọc đâu đó thông tin về máy trợ thính. FDA đã phân loại các sản phẩm này là máy khuếch đại âm thanh cá nhân, những sản phẩm này chỉ được coi là thiết bị điện tử tiêu dùng và không được FDA quy định về tính an toàn và hiệu quả. Việc lạm dụng các thiết bị này có thể gây hại cho thính lực về lâu dài.

SẢN PHẨM VESUVIO STF T3

Vesuvio là máy trợ thính được tổ chức FDA công nhận là một thiết bị dùng trong y tế để hỗ trợ người bệnh cải thiện thính lực.

Hãng sản xuất máy Vesuvio là WSAudiology từ Đan Mạch – Đức, là công ty dẫn đầu thế giới về lượng máy trợ thính được sản xuất là hàng năm. WSA đã nhận rất nhiều giải thưởng về công nghệ và thiết kế trong các sản phẩm của họ hằng năm (ví dụ giải thưởng công nghệ CES và giải thưởng thiết kế Red Dot)

Bằng cách mở nắp pin (tắt máy) hoặc đóng nắp pin (bật máy).

Xin xem Phần video hướng dẫn để biết thêm thông tin

Thao tác vô cùng đơn giản, chỉ cần gắn phụ kiện với nhau vào lần đầu mua máy, sau đó sẽ chỉ việc đeo sử dụng hằng ngày.


Xin xem Phần video hướng dẫn để biết thêm thông tin.

Vô cùng đơn giản. Cuối ngày vào buổi tối, theo các bước:

  • Tháo máy khỏi tai
  • Dùng khăn giấy mềm lau bên ngoài và các lỗ micro để làm sạch bụi và mồ hôi
  • Mở nắp pin để tắt máy và đặt vào hộp
  • Đặc biệt, nếu người nào đổ nhiều mồ hôi, nên sử dụng thêm bộ hút ẩmđể bảo quản máy tốt hơn.

Xin xem Phần video hướng dẫn cách sử dụng hằng ngày và tài liệu hướng dẫn đi kèm máy.

Thời lượng pin khoảng 180 giờ, hoặc khoảng 10-14 ngày sử dụng bình thường. Việc mở nắp pin giúp giảm hao pin và độ ẩm bên trong máy trợ thính. Bạn có thể chuẩn bị dự phòng một vài cục pin để thay phòng trường hợp máy hết pin khi rời khỏi nhà hoặc đang di chuyển trên đường.

Chương trình cài sẵn được cài đặt với các độ lớn (tính theo dB) và các tần số (tính theo Hz) khác nhau. Hãng WSA đã thu nhận hàng trăm ngàn dữ liệu của các bệnh nhân khắp thế giới và có được các mô hình mất thính lực khác nhau. Sau đó, hãng đã gộp các mô hình mất thính lực phổ biến thành 4 dạng và cài đặt sẵn thành 4 chương trình từ nhẹ đến nặng.

Tiếng hú này được gọi là tiếng “phản hồi” của máy trợ thính, xảy ra khi loa máy ở quá gần micro của máy, dẫn đến âm thanh bị thoát ra và truyền lại vào máy gây ra hú. Máy cũng có thể bị hú khi bạn đeo máy vào tai, và lúc đó núm tai bị hở. Bạn chỉ cần gắn khít sát núm tai, tiếng hú sẽ hết.

Lưu ý: khi đặt máy trong lòng bàn tay, tai người thường sẽ nghe tiếng hú, nên cứ nghĩ là máy bị hú nhiều. Thật ra, tai người nghe kém sẽ không cảm nhận tiếng hú đó nhiều.

CA BỆNH LÝ – LÂM SÀNG

Chỉ định sử dụng:

  • Người bị mất thính lực ở các mức độ từ nhẹ đến sâu (rất nặng); và đã điều trị hết bệnh về tai và bác sĩ cho phép đeo máy trợ thính.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 3 tuổi
  • Trẻ em bị điếc bẩm sinh (đã được đo khám)
  • Người đang điều trị bệnh về tai (viêm tai, nhiễm trùng tai)
  • Đang có dấu hiệu đau nhức tai, hoa mắt chóng mặt
  • Đột ngột điếc (tác dụng phụ do uống thuốc, hoặc do tai nạn,..)

Người đã biết mình nghe kém lâu năm và hiện tại không có bệnh gì khác ảnh hưởng tai, thì nên bắt đầu sử dụng máy STF P T3 để đánh giá tình trạng tai. Nếu đã chỉnh lên chương trình 4 (cao nhất), mà vẫn không nghe rõ, khuyên nên sử dụng STF XP T3.

Gửi câu hỏi cho chúng tôi