1. LÃNG TAI LÀ GÌ & NGUYÊN NHÂN BỆNH LÃNG TAI
Lãng tai hay nghe kém là một triệu chứng suy giảm thính lực dần theo thời gian và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Lãng tai có thể xuất hiện ở bất cứ ai, bất cứ ngành nghề nào bởi những nguyên nhân sau:
1.1. Tuổi tác:
- Tuổi già là một trong nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lãng tai.
- Theo BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, khi con người già đi, các mạch máu, tế bào thần kinh hạch xoắn ốc hướng tâm và tế bào lông cũng sẽ lão hóa theo. Việc này dẫn đến khả năng phản ứng với tín hiệu âm thanh giảm và suy giảm thính lực xảy ra.
1.2. Tiếp xúc với tiếng ồn:
- Quá trình tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài, với các âm thanh có cường độ từ 85dB trở lên có thể dẫn tới việc suy giảm thính lực nghiêm trọng.
- Thói quen đeo tai nghe thường xuyên hoặc sống trong một môi trường ô nhiễm tiếng ồn kéo dài sẽ khiến các tế bào lông trong tai bị tổn thương.
1.3. Bệnh lý:
- Việc mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp và tiểu đường như tăng huyết áp, đái tháo đường có thể gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ, dẫn đến việc máu khó lưu thông đến tai.
- Ngoài ra, tiền sử viêm tai như viêm tai giữa, viêm tai trong hay viêm màng não cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự.
1.4. Dùng thuốc:
- Các nhóm thuốc kháng sinh, các loại thuốc hóa trị để chữa trị ung thư có thể gây tổn thương đến phần bên trong tai.
- Hoặc việc dùng thuốc giảm đau với liều lượng cao, thuốc chống sốt rét, thuốc lợi tiểu quai cũng có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến thính giác.
1.5. Vệ sinh tai kém
Không vệ sinh tai trong thời gian dài có thể dẫn đến việc ráy tai bị tắc trong ống tai khiến âm thanh khó đi qua. Tuy nhiên, nếu vệ sinh tai mà không đúng cách thì tai và màng nhĩ cũng có thể bị tổn thương, dẫn đến khả năng tiếp nhận âm thanh bị giảm.
1.6. Các nguyên nhân khác:
Một số nguyên nhân như di truyền, hormone, hoặc tiếp xúc lâu dài với các hóa chất trong quá trình in ấn và sản xuất, tiếp xúc lâu dài với chì, carbon monoxide (CO) và thủy ngân có thể dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực và mắc bệnh lãng tai.
2. TRIỆU CHỨNG
Các dấu hiệu phổ biến của người bị lãng tai:
- Gặp chướng ngại trong việc trò chuyện với người khác.
- Gặp khó khăn trong việc hiểu các từ, đặc biệt là trong đám đông hoặc nơi ồn ào.
- Phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần những gì người khác đang nói.
- Yêu cầu người khác nói lại một cách rõ ràng và to hơn.
- Xem TV, phim ảnh và nghe nhạc với âm lượng lớn, nếu giảm xuống mức bình thường sẽ khiến bản thân nghe không rõ.
- Không nghe được những loại âm thanh nhỏ như tiếng lá khô, tiếng nước chảy... hoặc khi người khác thì thầm.
- Bị ù tai: Nghe thấy tiếng ù, rít hoặc tiếng gió bên trong tai.
3. HẬU QUẢ
Việc bị lãng tai trong thời gian dài có thể dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
3.1. Tự cô lập khỏi xã hội:
Suy giảm thính lực có thể dẫn đến tự ti trong giao tiếp, khiến người bệnh hạn chế giao tiếp và tham gia hoạt động xã hội. Ở người lớn tuổi, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần, khiến họ dễ cáu kỉnh, lo âu, trầm cảm.
3.2. Rối loạn chức năng nhận thức:
Việc mất đi thính lực, đặc biệt là ở người già, có nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ, về lâu dài rất dễ ảnh hưởng đến tuổi thọ.
3.3. Các vấn đề về an toàn của bản thân:
Khả năng nghe những âm thanh với tần số cao bị giảm có thể khiến người bệnh khó phản ứng kịp với các cảnh báo và tín hiệu nguy hiểm như cảnh báo cháy nổ.
4. BIỆN PHÁP
Nếu bạn muốn bảo vệ thính lực của bản thân trước khi "quá muộn thì có thể tham khảo những phương pháp sau đây, áp dụng cho mọi độ tuổi:
4.1. Theo đuổi lối sống lành mạnh:
Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức ăn có hại cho sức khỏe, rượu bia và chất kích thích. Bổ sung vitamin, sắt, kẽm, kali.
4.2. Chăm sóc đôi tai:
Vệ sinh tai đúng cách và giữ gìn tai sạch sẽ là một cách hiệu quả để bảo vệ đôi tai của bản thân. Thường xuyên mát xa tai có thể giúp máu lưu thông đến tai tốt hơn.
4.3. Hạn chế tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn trong thời gian dài:
Hạn chế tiếp xúc với các môi trường có tiếng ồn lớn và sử dụng nút bịt tai nếu cần thiết. Tránh nghe nhạc với cường độ lớn trong thời gian dài, không nghe nhạc liên tục quá 45 phút với tai nghe để đôi tai được nghỉ ngơi.
4.4. Đi khám định kỳ:
- Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý, bao gồm cả suy giảm thính lực. Nếu bạn có dấu hiệu nghe kém, hãy đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Với người từ 60 tuổi nên tầm soát thính lực ít nhất mỗi năm một lần tại các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng có phòng đo thính lực.
Nếu bạn thắc mắc rằng "Lãng tai có chữa được không?" thì đối với những trường hợp bị lãng tai ở người già do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc thính lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tai nạn, do bệnh lý hoặc các nguyên nhân kể trên thì có thể thử các phương pháp sau để hỗ trợ và cải thiện thính lực:
4.5. Sử dụng máy trợ thính:
- Máy trợ thính là trợ thủ đắc lực cho người bị suy giảm thính lực, giúp hỗ trợ khả năng nghe, hỗ trợ quá trình giao tiếp hằng ngày diễn ra thuận lợi hơn.
- Hiện tại, tại KP Pharma đang phân phối Máy trợ thính Vesuvio - đây là lựa chọn tuyệt vời với hai dòng máy phù hợp với đối tượng bị lãng tai từ nhẹ đến nặng, từ trung bình đến sâu. Máy đạt tiêu chuẩn châu Âu, giá cả hợp lý kèm theo chính bảo hành lên đến 1 năm, MUA 1 ĐỔI 1.
4.6. Cấy điện cực ốc tai hoặc phẫu thuật:
- Đối với những trường hợp lãng tai nặng và không thể sử dụng máy trợ thính, các biện pháp như cấy điện cực ốc tai hay phẫu thuật có thể giúp người bệnh cải thiện thính lực của mình.
- Lưu ý rằng nên đến các bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa cùng với trang thiết bị hiện đại để được thăm khám và tư vấn.
Hy vọng với những chia sẻ trên, Vesuvio có thể giải đáp cho bạn hiểu thêm lãng tai là gì và những vấn đề xoay quanh. Quan trọng là, việc chuẩn bị những biện pháp phòng tránh khi còn trẻ có thể giúp ta hạn chế nguy cơ bị suy giảm thính lực từ sớm và làm chậm quá trình của bệnh khi về già, từ đó giảm đi những tác động tiêu cực lên chất lượng cuộc sống.